Cách chọn cáp hạ thế chuẩn nhất
Chọn cáp hạ thế cần phải chú ý những yếu tố sau để đảm bảo lựa chọn được loại cáp phù hợp, chất lượng:
– Dòng điện định mức: Dòng điện chạy trong ruột cáp thì sẽ sinh nhiệt làm cho cáp nóng lên. Khi nhiệt độ cáp vượt quá mức cho phép thì phải chọn cáp có tiết diện ruột dẫn lớn hơn.
Các bảng về dòng điện định mức và độ sụt áp sau đây dựa trên : Nhiệt độ làm việc cho phép tối đa của ruột dẫn; Nhiệt độ đất; Nhiệt độ không khí; Độ sâu lắp đặt (khi chôn cáp trong đất); Nhiệt trở suất của đất; Điều kiện lắp đặt.
– Độ sụt áp: Khi chọn cỡ áp cần đặc biệt chú ý độ sụt áp do tổn hao trên cáp. Độ sụt áp phụ thuộc vào: dòng điện tải, chiều dài cáp, hệ số công suất, điện trở cáp, điện kháng cáp.
Với mạch 1 pha 220V độ sụt áp cho phép 5.5V
Với mạch 3 pha 380V độ sụt áp cho phép 9.5V.
Khi sụt áp lớn hơn mức cho phép thì khách hàng phải chọn cáp có tiết diện ruột dẫn lớn hơn.
– Dòng điện ngắn mạch
– Cách lắp đặt
– Nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ đất
Các loại cáp hạ thế được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cáp hạ thế khác nhau, trong đó có 2 loại được sử dụng khá phổ biến trên thị trường đó là:
– Cáp hạ thế CXV/SWA 0.6/1KV.
Đặc điểm của cáp:
+) Điện áp định mức (Uo/U): 0.6/1kV
+) Nhiệt độ ruột dẫn lớn nhất trong vận hành bình thường: 90oC
Hình 1 – Cáp hạ thế CXV/SWA 0.6/1KV
+) Nhiệt độ ruột dẫn lớn nhất khi ngắn mạch trong thời gian tối đa 5s: 250oC
+) Bán kính uốn cong nhỏ nhất: 12 x D (D: đường kính ngoài của cáp
– Cáp điện lực hạ thế 02
Cáp điện lực hạ thế 1 – 4 lõi, ruột đồng ép chặt, cách điện XLPE, có lớp giáp kim loại bảo vệ, vỏ bọc PVC – Cu/XLPE/PVC (Data) – 0,6/1kV. Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN (IEC 60502-1), TCVN 6612 (IEC 60228).
Hình 2 – Cáp hạ thế 02
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.